1. Sơ lược về công ty và hộ kinh doanh
1.1. Sơ lược về công ty
Công ty không có định nghĩa cụ thể, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, công ty có đầy đủ các yếu tố của doanh nghiệp nhưng chỉ là một trong số các loại hình doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Công ty sẽ bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
1.2. Sơ lược về hộ kinh doanh
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
2. Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn?
Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty? (ảnh minh họa)
Để lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp, ta xét đến các ưu điểm, nhược điểm của 02 loại hình này để xem xét sự phù hợp đối với phương hướng hoạt động.
2.1. Về ưu điểm
Thành lập hộ kinh doanh có những ưu điểm sau đây:
- Thủ tục thành lập đơn giản, không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí;
- Quản lý dễ dàng nhờ quy mô nhỏ;
- Không ràng buộc số vốn cần kinh doanh.
Thành lập công ty có những ưu điểm sau đây:
- Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu pháp nhân, được xuất hóa đơn đỏ;
- Khả năng huy động vốn cao;
- Nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh (mở chi nhánh, địa điểm kinh doanh,……..);
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về phần tài sản đã góp vào công ty.
2.2. Về nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì việc thành lập hộ kinh doanh hay công ty vẫn có một số nhược điểm cần lưu ý, cụ thể như sau:
Đối với hộ kinh doanh:
- Quy mô nhỏ nên hạn chế khả năng mở rộng, phát triển của hộ kinh doanh;
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc;
- Không có tư cách pháp nhân;
- Khả năng huy động vốn thấp;
- Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn đỏ;
- Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Đối với công ty:
- Thủ tục thành lập công ty khá phức tạp;
- Vì công ty sử dụng nhiều lao động với quy mô lớn hơn hộ kinh doanh nên quản lý cũng khó khăn hơn;
- Nhiều yêu cầu về thành lập công ty như: Cần ít nhất 03 cổ đông để thành lập công ty cổ phần; một số công ty kinh doanh ngành nghề cần có số vốn tối thiểu theo luật định; …..
- Chế độ kế toán, kiểm toán phức tạp.
Vậy nên, xét theo quy mô, khả năng tài chính cũng như dự định phát triển, mở rộng và các ưu, nhược của từng loại hình kinh doanh trên mà có thể chọn loại hình phù hợp.
– Nếu mong muốn, dự định mở rộng quy mô sản xuất và mô hình kinh doanh, có khả năng mở rộng thì nên đăng ký thành lập công ty.
Trong trường hợp này, cần xem xét đến đặc điểm, ưu, nhược điểm và yêu cầu đối với từng loại hình công ty để chọn được loại hình phù hợp để thành lập và đi vào hoạt động.
– Nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô địa phương nhỏ lẻ, dễ quản lý và sử dụng vốn thì nên đăng ký hộ kinh doanh.
3. Dịch vụ thành lập công ty và hộ kinh doanh
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật MINH HẠNH sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty và hộ kinh doanh với chi phí phù hợp, thời gian giải quyết nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.
Dịch vụ thành lập công ty và hộ kinh doanh tại Công ty Luật MINH HẠNH cung cấp tới khách hàng những công việc sau:
- Tư vấn pháp luật miễn phí về việc thành lập công ty, thành lập hộ kinh doanh: tên, ngành nghề kinh doanh, phân tích ưu nhược điểm,…;
- Hỗ trợ khách hàng soạn đầy đủ bộ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật để làm thủ tục thành lập công ty và hộ kinh doanh;
- Đại diện khách hàng nộp, xử lý hồ sơ, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình nộp hồ sơ;
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước trong quá trình đăng ký thành lập công ty, hộ kinh doanh;
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả và chuyển trực tiếp đến khách hàng;
- Hỗ trợ các dịch vụ sau thành lập doanh nghiệp: Đặt dấu, biển công ty, đăng ký chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng,…;
- Tư vấn các thủ tục kê khai thuế sau thành lập doanh nghiệp;
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
Để lại một bình luận