1. Chứng chỉ năng lực Xây dựng hạng III là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III là loại văn bản/chứng chỉ được cấp cho tổ chức hoạt động xây dựng khi tổ chức này đảm bảo đủ điều kiện thực hiện khảo sát xây dựng, lập kế hoạch, thiết kế thẩm tra thiết kế, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, thi công, tư vấn giám sát,… các công trình hạng III theo quy định pháp luật.
Ngoài hạng III thì hiện nay theo quy định còn có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, hạng II.
Với doanh nghiệp mới thành lập thì chỉ được cấp chứng chỉ hạng III vì hạng I, hạng II cần phải có kinh nghiệm thi công các công trình có hạng tương tự với hạng của chứng chỉ.
Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu, khi điều chỉnh nâng hạng hay khi gia hạn.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực Xây dựng hạng III cho công ty
Theo quy định tại Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến hoạt động xây dựng, doanh nghiệp muốn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 cần đảm bảo điều kiện:
– Có đăng ký kinh doanh về lĩnh vực xây dựng;
– Điều kiện về nhân sự, báo cáo tài chính, dự án để chứng minh năng lực của công ty và phải đáp ứng đủ điều kiện để có thể nâng lên hạng I, hạng II;
– Có đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3.
Về nhân sự, báo cáo tài chính,… pháp luật hiện hành có quy định như sau:
Đối với tổ chức khảo sát khi xin chứng chỉ năng lực hạng III
- Yêu cầu có phòng thí nghiệm; văn bản thỏa thuận hoặc có hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm nhằm mục đích phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định của pháp luật;
- DN có máy móc, thiết bị hoặc DN có khả năng huy động các máy móc, thiết bị để phục vụ công việc khảo sát lĩnh vực đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực.
- Nhân sự chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
- Nhân sự chuyên môn: Có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Kinh nghiệm hoạt động (hợp đồng và biên bản nghiệm thu): Không yêu cầu.
Với trường hợp tổ chức lập quy hoạch, quy hoạch xây dựng và tư vấn quy hoạch hạng III hay tổ chức tiến hành thiết kế xây dựng công trình hạng III; tư vấn quản lý dự án hạng III; thi công dự án hạng III thì có các yêu cầu khác về nhân sự và hợp đồng kinh tế đảm bảo các điều kiện pháp luật quy định.
3. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 gồm các giấy tờ cơ bản sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng III theo mẫu quy định;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chứng chỉ hành nghề của các nhân sự;
- Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động của các cá nhân chủ chốt (chỉ huy trưởng, giám sát trưởng, chủ nhiệm, chủ trì);
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu các công việc đã thực hiện;
- Danh mục máy móc thiết bị có thể huy động được khi thực hiện thi công công trình;
Với từng lĩnh vực cụ thể khi xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 thì cần thêm 1 số loại giấy tờ khác đảm bảo quy định pháp luật.
Bước 2: Gửi hồ sơ đến Sở Xây dựng cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét, đánh giá
Bước 4: Nhận kết quả
4. Dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng III
Luật MINH HẠNH có cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng III. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng các công việc sau đây:
- Tư vấn miễn phí quy định pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III;
- Cung cấp đầy đủ các biểu mẫu đúng chuẩn quy định pháp luật và hướng dẫn khách hàng kê khai;
- Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu (nhân sự, quy trình, báo cáo tài chính, các hợp đồng kinh tế,…) để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ;
- Làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước;
- Thúc đẩy quá trình giải quyết để đạt kết quả nhanh chóng;
- Thực hiện các công việc khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm bảo cung cấp dịch vụ uy tín, nhanh chóng đến quý khách hàng.
Để lại một bình luận